KHI THỜI GIAN LÀ PHÉP TRỪ HÃY BIẾT CÁCH NHÂN LÊN TỪNG KHOẢNH KHẮC
Anh/Chị là cá nhân/tổ chức đang trong trạng thái:
– Có mong muốn viết sách.
– Có ý tưởng hình thành cuốn sách.
– Khó nói thành lời. Không giỏi văn chương.
– Cần bảo mật thông tin.
Song, những giây phút lắng lòng:
Bạn muốn ghi lại tâm trạng, ký ức, kinh nghiệm một thời đã qua thành những dòng chảy ngôn ngữ. Để từng câu chữ làm mạch nguồn cảm xúc, âm thanh sâu thẳm, thành cẩm nang kỹ năng thể hiện kiến thức uyên thâm được lột tả giúp người xung quanh hiểu, dễ thông cảm và chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm làm hành trang vào đời. Viết sách, viết tự truyện, viết hồi ký chính là điều giúp bạn trải lòng một cách dễ dàng nhất.
Làm thế nào để cuốn sách cần viết của bạn có MÀU SẮC?
– Thuê dịch vụ chuyên viết sách.
– Kết nối trực tiếp giữa người viết và nhân vật.
– Có định hướng về từng chương, mục và thông điệp xuyên suốt trước khi triển khai.
Chào em, anh cần sử dụng dịch vụ viết sách của bên em. Yêu cầu của anh đơn giản thôi. Anh cần viết tự truyện cho ba anh. Bên em có viết dạng này? Chi phí viết sách dạng này ra sao em? Tư vấn giúp anh.
Chào em, anh cần viết cuốn sách về kinh nghiệm làm việc và anh muốn lan tỏa những giá trị, kinh nghiệm anh tích lũy được chia sẻ tới cộng đồng. Anh đã khởi nghiệp thành công và anh muốn giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm khởi nghiệp.
Có khi là chia sẻ rất thật:
Anh có tham khảo vài dịch vụ viết thuê, nhưng lại thấy tin tưởng bên em nên liên hệ trước. Em đảm bảo giữ bí mật thông tin chứ?
Đó là những gì chúng tôi nhận được khi khách hàng liên hệ. Chúng tôi hiểu rằng khi nhận được cuộc điện thoại như thế này thật đáng quý vì những gì thể hiện trên website có thể còn có những thiếu sót nhưng đã đủ tạo được sự TIN TƯỞNG với những Anh/Chị quyết định trao cơ hội cho chúng tôi.
Nói về viết sách hiện nay, đặc biệt viết hồi ký, tự truyện khá nhạy cảm và thường được cho là viết theo trào lưu. Có nhiều Anh/Chị hỏi chúng tôi:
Chỉ sợ viết xong lại bị bảo đua đòi, đánh bóng tên tuổi.
Tuy nhiên hãy đi sâu vào tình huống, hoàn cảnh của mỗi người, hãy lắng lòng lại để nghe tâm tư, suy nghĩ của mỗi cá nhân “đang tồn tại” chứ không phải đang sống bạn sẽ thấy viết sách là cầu nối giúp chúng ta cởi mở hơn.
Với những ai đang cô đơn nhưng khó thể trải lòng, hoặc khi đã đi qua những quãng đường trơn muốn đúc kết, muốn kể lại quá khứ nhưng cách kể truyền miệng đôi khi không được khéo léo khiến thế hệ sau có tiếp thu hoặc có khi thế hệ sau vì quá bận rộn, khi người thân muốn kể thì không có thời gian lắng nghe. Thế nên viết sách như thể cách nói lên tiếng lòng của họ để một mai lỡ con cháu muốn tìm hiểu về thế hệ đi trước sẽ có thông tin chính xác.
Những anh chị muốn truyền tải kinh nghiệm sống, kinh nghiệm công việc cho cộng đồng thì viết sách lại là món quà vô giá để lại cho muôn đời. Sách là cuốn tư liệu thống kê một cách logic nhất những gì đã trải qua cộng thêm thêm chất văn học sẽ chính là tác phẩm Anh/Chị dành tặng cho cuộc đời.
Mỗi cuốn sách là một cuộc đời. Có thể chỉ là trải nghiệm của chính nhân vật trong sách nhưng chúng tôi tin rằng mỗi cuốn sách sẽ là món quà, là kinh nghiệm vô giá khi nó đến đúng người, đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm.
Có không ít khách hàng của chúng tôi phản hồi sau khi nhận tác phẩm rằng:
Thôi giờ có sang thế giới bên kia cũng toại nguyện.
Nghe có vẻ bi quan nhưng thực tế khi thực hiện được khao khát, thì câu nói đó thật sự đúng mà.
Vậy nên khi Anh/Chị có nhu cầu cần viết sách, hồi ký, tự truyện hãy mạnh dạn ra quyết định thay vì lấn cấn sợ bị nói trào lưu, xu hướng. Chúng tôi – đội ngũ Viết Nhân Văn ở đây với mong muốn chấp bút cùng Anh/Chị thành những tác phẩm có giá trị và phù hợp cho từng nhóm cụ thể.
Khi ngôn ngữ là vũ khí để truyền tải tốt nhất cảm xúc, cõi lòng, tâm tư của mỗi cá nhân. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng đủ khả năng để xâu chuỗi những con chữ thành cuốn bút ký, tự truyện với dòng chảy cảm xúc một cách mạch lạc nhất?! Đó chính là lúc chúng ta cần tìm tới những người có khả năng chấp bút để ghi lại những cảm xúc, tâm tư, cõi lòng bấy lâu bị kìm nén.
Theo thông tin cung cấp trên wikipedia thì tự truyện xuất hiện trong thế kỷ 18. Thuở ban đầu tự truyện phổ biến trong những thành viên là tín đồ bên thiên chúa giáo. Thường các tín đồ viết tự truyện để xưng tội và thời kỳ này có rất nhiều tác phẩm tự truyện chuẩn mực ra đời phải kể tới Tự Thú do Thánh Augustinus viết. sau này, có tác phẩm tự truyện do Jean Jacques Rousseau viết được đánh giá là tự truyện hoàn thiện hơn và thành công hơn cả Tự Thú.
Từ những thành công của tự truyện kể trên nên việc viết tự truyện dần phổ biến hơn. đầu thế kỷ XX tự truyện bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, cho tới thời điểm hiện nay, tự truyện trở thành một món ăn tinh thần với bất cứ cá nhân nào muốn được trải lòng, muốn ghi lại những ký ức một thời thành tác phẩm dành tặng người thân, con cháu.
Tự truyện thuộc thể ký. Trong thể ký có ký báo chí và ký văn chương. Nếu ký báo chí đòi hỏi tính sự thật cao, người thật, việc thật hoàn toàn không được hư cấu. Thể loại ký văn chương cũng đòi hỏi người thật việc thật, nhưng cho phép người viết có sự bay bổng, sáng tạo đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh câu chuyện.
Là người trong cuộc (nhân vật trong tự truyện kể lại câu chuyện mà bản thân đã trải qua).
Mục đích của viết tự truyện: Việc kể lại câu chuyện đó phải đạt được mục đích đó là truyền tải thông điệp của tác giả về một vấn đề cụ thể nào đó.
Tự truyện có thể đi theo thời gian, không gian, từ mở đầu câu chuyện diễn giải câu chuyện, kết luận câu chuyện.
Có thể đưa ra những mẩu chuyện, câu chuyện để chứng minh cho một luận đề cụ thể.
Có thể dẫn giải bằng câu chuyện của người trong cuộc để đạt được mục đích mà thông điệp tác giả đã xác định – có thể lấy truyện của người khác kể lại để đạt được mục đích của mình.
Thuộc thể ký báo chí và văn chương, cho phép bay bổng và uyển chuyển, sử dụng hình ảnh, hình tượng ngôn ngữ phù hợp với tâm trạng của nhân vật và tác giả.
Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, địa phương, phong cách của tác giả.
Tự truyện đòi hỏi tính trung thực được coi như là một nguyên tắc của thể đề tài này.
Trung thực là gì: là phản ánh bản chất của sự việc thông quan ngôn ngữ chủ quan của tác giả, phù hợp với bối cảnh lịch sử và ngôn ngữ thời đại.
Tự truyện có thể cho phép sáng tạo bởi không gian thời gian nhưng không được trái với sự thật.
Hồi ký bắt đầu xuất hiện ở thế kỷ 19 và phổ biến hơn vào thế kỷ XX. Hồi ký thường được các nhà văn, chính trị gia, người hoạt động viết nhiều hơn.
Hồi nghĩa là nhớ lại. Ký là ghi chép lại. Như vậy hồi ký là thể ký kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa ký báo chí (tư duy logic) và ký văn học (tư duy hình tượng).
Nguyên tắc tối thượng của viết hồi ký là tính trung thực và khách quan. Trung thực là phản ánh đúng bản chất sự kiện; khách quan là công tâm, công bằng. Tuy nhiên để hồi ký từ tác phẩm đến tác phẩm văn chương có sức hấp dẫn đòi hỏi người viết phải có năng lực sáng tạo, từ cấu trúc nội dung tới ngôn ngữ thể hiện. Điều lưu ý người viết hồi ký là tính trung thực, không chủ quan, đôi khi hằn học, trả thù, bóp méo sự thật.
Như trên đã nói, hồi ký là nhớ lại và ghi chép. Nhưng không phải đơn giản như thế, người viết phải đưa ra thông điệp, có quan điểm rõ ràng về các sự kiện mà mình là người trong cuộc.
Hồi ký thường được bố cục chương hồi, theo thời gian và không gian, trong đó tác giả là nhân vật, mục sở thị.
Các tư liệu phải đảm bảo chính xác; có tính pháp lý, tuân thủ quy định hiện hành về bí mật quốc gia, bí mật đời tư…
Thông thường chương sau cùng có hệ luận; suy ngẫm, nhận định của người viết (tựa như tổng kết). Ngoài phần nội dung chính, hồi ký có thể đăng tải các bài viết của các tác giả khác đánh giá về các sự kiện được đề cập trong hồi ký hoặc trực tiếp cảm nhận về hồi ký. Có thể đăng ảnh tư liệu gắn liền với nội dung hồi ký, hồi ức.
Bút pháp hồi ký là bút pháp báo chí kết hợp bút pháp văn học; phản ảnh và sáng tác. Tuy nhiên sáng tác ở đây là sáng tạo và vận dụng ngôn ngữ, đổi mới cách biểu hiện. Tuyệt đối không sáng tác sự kiện, nhân vật (bịa).
Mỗi tác giả có cách viết (phong cách) của riêng mình. Người viết có thể huy động tổng lực vốn kiến thức, tầng văn hoá để xây dựng tác phẩm đạt tới giá trị cao cả chủ đề tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện.
Ở Việt Nam, sau mấy cuộc chiến tranh gần đây đã xuất hiện nhiều tập hồi ký, hồi ức có giá trị. Đó là hồi ký của các Ðại tướng: Chu Huy Mân, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Quyết, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái; các Thượng tướng: Trần Văn Trà, Song Hào, Hoàng Minh Thảo, Ðặng Vũ Hiệp, Nguyễn Trọng Xuyên, Nguyễn Hữu An, Nguyễn Nam Khánh; các Trung tướng: Ðồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Ðệ, Lưu Phước Lượng; các Thiếu tướng Nguyễn Thị Ðịnh và Võ Bẩm…
Nhìn chung các hồi ký, hồi ức trên đều có chung mục đích, thông qua lăng kính cá nhân (cái tôi) để phản ảnh cái chung (sự nghiệp cách mạng). Với tư liệu lịch sử quý giá, đôi khi lần đầu công bố; với bút pháp thể hiện chuyên nghiệp, các cuốn hồi ký ấy có sức lôi cuốn người đọc; góp phần khắc họa thêm sự vĩ đại của đất nước, con người Việt Nam!
Bên cạnh đa số tập hồi ký do các nhà văn, nhà báo, người viết chuyên nghiệp chắp bút thì có những cuốn do chính tác giả (người trong cuộc) tự viết. Đó là trường hợp tập hồi ký của nhạc sỹ Phạm Duy bằng lối viết tự nhiên, tác giả dẫn dắt đầy cuốn hút qua từng chương về cuộc đời mình với 4 tập (tập 1 gồm 28 chương, tập 2 gồm 36 chương, tập 3 gồm 26 chương, tập 4 gồm 24 chương.)
Dù là tự viết hay thuê người chấp bút, điều tối thượng để cho ra đời một cuốn hồi ký, tự truyện đạt chất lượng về cách truyền tải hẳn cần tới khả năng của người chấp bút.
Bạn đang cần viết một cuốn hồi ký để lại cho đời sau? Hay bạn đang không thể nói chuyện một cách thoải mái với người thân? Bạn đang không thể nói chuyện một cách tìm cảm với nửa kia? Bạn không thể hiểu nổi vì sao con mình nói mãi vẫn không nghe lời? Hay chỉ đơn giản là bạn bị hạn chế trong ngôn ngữ và gặp rào cản trong cách diễn đạt, trong lòng bạn có những tâm tư khó nói mà chỉ có con chữ mới trút bỏ được bầu tâm sự? Hãy để để những cây bút của Content Nhân Văn giúp bạn chạm tới những cung bậc sâu nhất trong trái tim mỗi người. Hãy để cõi lòng được lên tiếng, hãy trút bỏ những ưu phiền vì cuộc sống không quá dài để mỗi chúng ta phải u sầu hay vướng bận. Hãy để con chữ là người bạn tri kỷ để gạt hết những nỗi buồn, chia sẻ niềm vui và là cầu nối những tâm hồn cô đơn!
– Đa dạng văn phong.
– Cảm nhận và truyền tải trọn vẹn cảm xúc, thông điệp của nhân vật chính.
– Kết nối trực tiếp với nhân vật.
– Chỉnh sửa theo yêu cầu (tùy độ dày của sách).
– Giọng văn phù hợp cho từng thể đề tài.
– Cam kết bảo mật thông tin.
– 1. Khách hàng liên hệ.
– 2. Tư vấn.
– 3. Chốt đơn hàng.
– 4. Tiến hành thanh toán và triển khai dự án.
– 5. Bàn giao bài viết và kết thúc hợp đồng.