LOADING

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết Lời Giới Thiệu Website Đánh Trúng Phóc Tâm Lý Khách Hàng

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Viết Lời Giới Thiệu Website Đánh Trúng Phóc Tâm Lý Khách Hàng

by admin November 04, 2022

Dù sở hữu website doanh nghiệp hay blog cá nhân thì việc viết lời giới thiệu cho website công ty vẫn luôn là mối bận tâm của tất cả chủ nhân đúng không nào? Vậy nên có cách nào viết lời giới thiệu cho website công ty (đặc biệt mục About us) thật hay, thật hấp dẫn và khiến người dùng internet như nuốt trọn từng chữ vẫn là cả một vấn đề trong việc lựa chọn ngôn ngữ, lối hành văn sao cho phù hợp. Vậy làm cách nào để tạo được ấn tượng ngay ban đầu chỉ bằng những con chữ?

Phải thừa nhận rằng điểm hút mắt đầu tiên trong website của công ty hẳn chính là bài viết giới thiệu website. Ý thức được tầm quan trọng của lời giới thiệu trên website nên đây luôn là phần được nhiều chủ doanh nghiệp, cá nhân đầu tư công phu nhất.

1. Phom mẫu cho của bài giới thiệu website doanh nghiệp, blog cá nhân gồm những gì?

Chắc chắn cụm từ cách viết lời giới thiệu cho website công ty là cụm từ “đắt hàng” trên Google với bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân nào vừa thiết kế website xong. Tuy nhiên một câu trả lời hơi buồn một tí cho các chủ website là không có chuẩn mực nào về cách viết bài giới thiệu cho blog hay website cả. Bởi con chữ không có giới hạn về cách dùng và lối diễn đạt. Do vậy việc viết như thế nào, giới thiệu ra sao hoàn toàn dựa vào việc website bạn thành lập vì mục đích gì. Có lẽ chúng ta cần phân thành hai dạng rõ rệt đó là website doanh nghiệp và website cá nhân mà chúng ta thường gọi là blog cá nhân để có cách hành văn cho hợp lý.

viết lời giới thiệu cho website

2. Viết lời giới thiệu cho website doanh nghiệp và viết cho blog có gì khác nhau?

Mỗi website hình thành đều có mục đích và hướng đi riêng. Vậy nên cách viết lời giới thiệu cho website cũng phải hướng tới đối tượng cụ thể.

Chắc chắn một bài giới thiệu về website doanh nghiệp cần phải nêu bật được:
         Sự ra đời của doanh nghiệp giải quyết được nhu cầu gì?
         Sứ mệnh của doanh nghiệp, giá trị cốt lõi doanh nghiệp đang hướng tới

Với bài giới thiệu cho blog cá nhân có thể chỉ cần:
        Giải thích lý do vì sao xuất hiện website
        Website sẽ cung cấp những thông tin gì, mục đích ra sao?

Khi xác định được định hướng cho cách viết bài giới thiệu thì chúng ta bắt tay vào viết lời mở đầu ngay thôi nhé. Tới đây hẳn sẽ khựng lại làm sao để có lời mở đầu cho website sao thật ấn tượng đây?

Không có giới hạn nào cho sự sáng tạo, vậy nên cánh đồng chữ mênh mông bát ngát, bạn hoàn toàn có thể thỏa sức xếp con chữ này, luân chuyển vị trí các con chữ khác sao cho ấn tượng nhất. Song đừng quên một điều làm gì thì làm, viết gì thì viết, sáng tạo cỡ nào thì tùy nhưng phải đảm bảo được khách hàng là trọng tâm của bài viết. Phải khơi gợi được khó khăn, khúc mắc mà khách hàng đang gặp phải để đọc xong khách hàng buột miệng thốt lên “ồ, đây là dịch vụ mình đang cần ấy mà”.

Cũng giống như khi bạn đang tìm hiểu cách viết lời giới thiệu website và thấy bài viết này của dịch vụ viết bài Viết Nhân Văn, bạn thấy tâm đắc và gợi mở dần những khó khăn bạn đang gặp hẳn đó là hiệu quả trong việc ngồi sắp xếp những con chữ thành câu văn của chúng tôi đã mang lại với bạn đúng không nào?

3. Có mấy cách viết lời giới thiệu cho website công ty, doanh nghiệp?

3.1. Viết theo dạng câu chuyện thương hiệu

Với cách viết này đòi hỏi người viết phải là người có trí tưởng tưởng tốt, biết lồng ghép sự kiện, thông tin, thông điệp vào trong câu chuyện thương hiệu một cách tự nhiên, liền lạc.

viết bài giới thiệu doanh nghiệp trên web

3.2. Viết theo dạng nêu bật thế mạnh của doanh nghiệp theo từng mục.

Viết bài giới thiệu doanh nghiệp, công ty theo kiểu này thì người viết chỉ việc nêu bật thế mạnh dịch vụ, thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Đương nhiên cách viết này sẽ dễ chịu hơn cách viết câu chuyện thương hiệu.

4. Độ dài của lời giới thiệu công ty, cửa hàng doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp?

Câu trả lời là: miễn sao bài giới thiệu truyền tải đủ thông điệp, sứ mệnh, tầm nhìn và năng lực của doanh nghiệp là đủ. Do tính chất là bài giới thiệu nên tránh tình trạng quy định số từ, số ký tự.

5. Làm gì để phụ họa cho cách viết giới thiệu website công ty thật ấn tượng?

Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu tới khách hàng thì hình ảnh, clip sống động là những vật trang trí đắt giá mang lại một bài giới thiệu website thật lôi cuốn. Khi đọc xong bài này bạn hãy lật lại giao diện trang chủ của dịch vụ viết bài Viết Nhân Văn để cảm nhận. Vì là dịch vụ chuyên viết và dịch thuật đa lĩnh vực thì điều hướng tới vẫn là thu hút bằng ngôn ngữ vậy nên ảnh đại diện tại trang chủ của Viết Nhân Văn là biểu đồ tăng dần với mục đích dùng ngôn ngữ để thu hút người dùng theo thời gian. Một hình ảnh đơn giản, màu sắc có phần trầm nhưng đó là những cột biểu đồ tăng dần là những thông điệp chúng tôi muốn gửi tới khách hàng.

Không chỉ trong lĩnh vực viết mà bất cứ lĩnh vực kinh doanh hay xây dựng thương hiệu cá nhân đều cần sự lan tỏa như vậy phải không ạ?! Do vậy một bài viết giới thiệu website thực sự tạo thêm lực hút sẽ luôn cần sự cộng hưởng với hình ảnh minh họa, clip đi kèm.

6. Công ty mới thành lập chưa có nhiều dữ liệu để viết thì phải làm sao?

Viết lới giới thiệu cho công ty mới thành lập cũng là một vấn đề đáng quan tâm khi doanh nghiệp vừa ra đời chưa có nhiều dữ liệu để viết. Nếu doanh nghiệp mới xuất hiện, chưa có được nhiều dự án, đội ngũ nhân sự cũng mới thì điều cần triển khai viết trong bài giới thiệu chính là lấy kinh nghiệm từ đội ngũ sáng lập, những dự án mà đội ngũ sáng lập đã thực hiện hay vị trí nhiệm vụ mà đội ngũ sáng lập đã thực hiện để nêu bật kinh nghiệm của doanh nghiệp.

Ví dụ: dù là doanh nghiệp mới hình thành, tuổi đời con non trẻ nhưng đội ngũ sáng lập công ty ……. Là những thành viên giữ vai trò cốt cán trong các dự án…………. Tại công ty.

Chỉ cần nên dự án là một dự án tầm cỡ mà những người trong ngành ai cũng biết cũng đã đủ để bạn thể hiện năng lực nhân sự lãnh đạo rồi đó. Với cách viết lời giới thiệu website, cửa hàng, fanpage mới thành lập như vậy còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với khách hàng về độ trung thực, không khoa trương.

7. Có cần viết lời giới thiệu cho fanpage, cửa hàng trang trên mạng xã hội, sàn giao dịch hay không?

Vốn dĩ lời giới thiệu giống như một thông báo bạn gửi tới khách hàng, những người truy cập hay lướt qua fanpage, gian hàng của bạn biết rằng “à, nhà tôi hình thành fanpage, gian hàng này” với mục đích như thế này, chất lượng sản phẩm thì như vậy nè, cam kết thì đây. Thế nên khi bạn đã tạo dựng cửa hàng trên không gian mạng rồi thì hãy nhớ viết bài giới thiệu cho trang rõ ràng, chỉn chu và thật ấn tượng nhé.

8. Cách viết lời giới thiệu cho fanpage, cửa hàng trên sàn giao dịch điện tử có giống nhau không?

Nếu nói giống nhau thì bạn cứ việc bê nguyên bài viết giới thiệu trong website và paste lên là được, cần gì phải nhọc công suy nghĩ. Tuy nhiên nếu bạn là người chỉn chu, muốn tạo ra một gian hàng ấn tượng trên các nền tảng xã hội thì hãy ứng biến cho hợp lý, tạo ra sự khác biệt rõ rệt thay vì tận dụng 2 trong 1 ở tình huống này.

Ví dụ: mạng xã hội phổ biến hiện nay là Facebook, zalo, instagram là những cửa hàng miễn phí và cũng là nơi giúp mỗi cá nhân giải trí, chia sẻ thông tin về cuộc sống. Nghiễm nhiên văn phong trong những mảng này cũng cần sự biến đổi mà nổi trội là cách viết ngắn gọn, vui vẻ thay vì “nghiêm chỉnh” dùng văn phong hành chính như trên website của doanh nghiệp.

Cách viết lời giới thiệu cho fanpage, cửa hàng trên sàn giao dịch điện tử có giống nhau không

9. Cần tránh vỏ sầu riêng như thế nào trong khi viết lời giới thiệu cho website?

Đã là cách viết giới thiệu về website hẳn phải là văn phong quảng cáo. Tuy nhiên văn phong quảng cáo dùng trong nhà sao đừng rơi vào trạng thái “con hát mẹ khen hay”. Bởi lời giới thiệu website cần phải đảm bảo được:

      Không đi vào lối mòn của những website trước.        
      Không nhất thiết phải đi theo công thức, quy tắc.
      Nếu phá cách giúp bạn có một bài giới thiệu website ấn tượng thì sao lại không thử?
      Ngôn ngữ diễn đạt trong cách viết bài giới thiệu website nên như thế nào?


Mỗi website hay blog cá nhân đi theo tiêu chí và nhóm đối tượng khách hàng, độc giả riêng. Vậy nên có ba lưu ý trong việc dùng ngôn ngữ trong bài viết giới thiệu website gồm.

Nếu là website kinh doanh thì lời mở đầu trong cách viết lời giới thiệu website muốn hay, ấn tượng nên đưa một con số hoặc một cú hit kiểu thế này “nếu nội dung website, bài viết chuẩn SEO, tình huống hài hước của bạn vẫn vô hình trên Google thì sự đầu tư cho nó hoàn toàn vô nghĩa.” Đây là một dạng gây sự chú ý với những khách hàng đang cần viết bài SEO lên top Google và xem ra được điểm đầu tiên về chia sẻ tâm trạng rồi.
Ngược lại website dành cho tuổi teen thì ngôn ngữ phải đảm bảo vui tươi, xì tin như đúng lứa tuổi mới mong các bạn độ tuổi này dành thời gian truy cập. Còn nếu website chuyên dịch vụ viết như Viết Nhân Văn thì phải thể hiện được sự đa dạng trong bút pháp và cần sự dí dỏm. Nhưng nếu website về luật bắt buộc phải sử dụng văn phong chính luận, lịch sự.Vậy nên trước khi cho ra đời bài giới thiệu website công ty hãy cân nhắc tới nhóm đối tượng khách hàng và sử dụng văn phong sao cho phù hợp nhất.

Dù muốn sáng tạo tới đâu, dài hay ngắn thì cách viết lời giới thiệu cho một website hoặc fanpage vẫn cần đảm bảo bố cục chuẩn gồm: mở bài, thân bài và kết bài. Mách nước là cuối bài bạn hoàn toàn có thể “chém chút” xíu như là cách thể hiện năng lực của mình với khách hàng để tăng thêm độ tin tưởng.

Đọc tới đây trong bạn đã manh nha được cách viết lời giới thiệu hấp dẫn cho website của mình chưa? Nếu có thì bắt tay vào viết ngay nhé. Còn nếu vẫn hoang mang giữa cánh đồng chữ nghĩa chưa biết ghép sao cho phù hợp, cho hay thì hãy để dịch vụ viết Viết Nhân Văn thực hiện giúp bạn!

Viết Nhân Văn

Social Shares

Subscribe for FREE Marketing Pro Newsletter!

Subscribers get the best curated content for you

Related Articles

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *