Viết Sách Tự Truyện – Mốt – Hay Cơ Hội Để Trải Lòng?
Có lẽ viết sách tự truyện đã không còn là chủ đề mới mẻ. Nhiều người còn cho rằng nó đã nhàm. Mặt khác người làm nghề viết tự truyện cũng gặp những phản ứng trái chiều. Tuy nhiên, những chuyện dậy sóng trong mảng viết tự truyện chủ yếu do người viết tự truyện là ngôi sao, người nổi tiếng. Còn người bình thường thì sao? Liệu viết tự truyện có phải là mốt hay cơ hội tốt nhất để trải lòng?
1. Lý do nào việc viết sách tự truyện gây ra những phản ứng trái chiều?
Người đi đầu trong phong trào viết sách tự truyện phải nhắc tới Lê Vân. Và rồi sau đó lần lượt rất nhiều hồi ký, tự truyện của nhiều nhân vật trong làng giải trí nước nhà nối bước. Những người nổi tiếng, ảnh hưởng tốt với nghề thì viết tự truyện, xuất bản tự truyện được chào đón và ngược lại.
Đương nhiên khả năng viết trôi chảy, mạch lạc không phải ai cũng có đủ do vậy khi có nhu cầu viết tự truyện thì cần phải thuê người viết. Nhờ vậy nhiều nhà văn có thêm thu nhập tốt và nhiều dịch vụ viết sách tự truyện cũng ra đời. Khi đã đi viết thuê thì đương nhiên sẽ có những quy tắc và ràng buộc riêng. Đồng nghĩa với việc người viết không được là chính mình mà buộc phải theo những ý tưởng người thuê viết vạch ra. Như vậy khả năng sáng tạo bị giới hạn một phần nào đó. Song, đứng ở góc độ người chắp bút, chỉ cần mỗi tự truyện truyền đạt đúng tâm trạng, cảm xúc của người thuê và độc giả chào đón thế đã là đủ. Bởi điều này cũng đòi hỏi khả năng mài ngòi, lách ý và sử dụng ngôn ngữ của người viết.
Điều quan trọng nhất của người chắp bút cho tự truyện chính là tôn trọng sự thật. Không hư cấu, làm quá hoặc chiều theo ý của chủ nhân vượt qua ranh giới của sự thật để tạo nên những cuốn tự truyện giả tạo. Yếu tố tiếp theo đảm bảo quá trình thai nghén cuốn tự truyện thành công còn phụ thuộc vào sự đồng cảm của người viết và chủ nhân. Người viết luôn có quyền lựa chọn đối tượng, chủ đề viết phù hợp thay vì trường hợp nào cũng gật đầu đồng ý chỉ vì tài chính. Do vậy tác phẩm tự truyện giá trị hay giả tạo phụ thuộc vào người được thuê viết tự truyện.
Hiện có không ít những người nổi tiếng vẫn đang và tiếp tục cho ra đời tự truyện của riêng mình. Đương nhiên phần lớn hướng tới phát hành sách và “chia sẻ với người hâm mộ”. Chắc chắn ẩn ý phía sau chúng ta cũng đã hiểu. Chuyện này cũng là bình thường vì đã là công việc và người của công chúng thì lúc nào cũng cần tầm ảnh hưởng và độ phủ sóng nhất định. Song điều cần nói ở đây chính là sử dụng tự truyện để chia sẻ với khán giả thật sự hay hay cố tình tạo tình huống mà mục đích chính là gây sự tò mò để quảng cáo thương hiệu cá nhân. Nếu nằm ở góc độ này thì viết sách tự truyện và cả người làm nhiệm vụ chấp bút cho tự truyện đang lạm dụng và đi sai hướng.
Bản chất tự truyện chính là món ăn tinh thần và cũng là một sản phẩm văn học rất đáng trân trọng. Tuy nhiên do mục đích của người viết nên tự truyện vẫn đang là chủ đề gây nhiều phản ứng trái chiều. Nên chăng người muốn viết tự truyện cần ý thức được giá trị của ba chữ “SÁCH TỰ TRUYỆN” và người chấp bút cho tự truyện cũng nên có quy tắc làm việc để tự truyện thể hiện đúng vai trò và giá trị vốn có của nó trong nền văn học.
2. Độc giả nên có cái nhìn phân minh vào từng sách tự truyện và nhân vật trong đó
Không thể phủ nhận không ít nhân vật trong làng giải trí hoặc ngành nghề khác tranh thủ sức mạnh và độ ảnh hưởng của trào lưu viết sách tự truyện nên cũng cố kiếm cho mình một nhà văn, nhà báo… giúp mình hoàn thành tự truyện mà mục đích phần lớn là gây bão dư luận. Như đã nói ở trên, tự truyện không có tội. Quan trọng nằm ở độc giả. Nếu nó trái ngược với thuần phong mỹ tục và tư lợi cá nhân của chủ nhân thì tự truyện bị tẩy chay là điều đáng và cần làm. Cách tẩy chay dễ nhất với những tác phẩm kiểu này chính là im lặng, không phản ứng.
Là một người bình thường mong muốn viết một cuốn sách tự truyện thì bị cho là to tát, màu mè. Nhất là khi xuất bản thành sách lưu hành trên thị trường lại bị người xung quanh xầm xì bàn tán. Nhưng xét về góc độ đời sống tinh thần thì đó cũng là điều hoàn toàn tự nhiên. Biết đâu trong mỗi người bình thường ấy lại chứa những câu chuyện hết sức cảm động và đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Đôi khi nhờ có tự truyện bạn đọc lại có cơ hội khám phá những điều thú vị rất đời từ những người bình thường và giản dị thì sao.
Vậy thì định kiến xã hội bấy lâu phải chăng chính là rào cản mà độc giả hiện nay vẫn vướng phải và chưa mở lòng với những cuốn sách tự truyện của một người bình thường. Thế nên khi có nhu cầu viết tự truyện cũng “ngó trước nhìn sau” sợ mình trở thành chủ đề bàn tán của bạn bè hay hàng xóm láng giềng.
3. Viết Sách Tự truyện – mốt – hay cơ hội trải lòng?
Đứng ở góc độ nhân văn và đời sống tinh thần với người rất đỗi bình thường như chúng ta thì chỉ cần sưu tầm, xâu chuỗi những sự kiện thành một cuốn sách làm kỷ niệm cho các thành viên trong gia đình thôi cũng đủ. Thế nên viết tự truyện vẫn là một nên việc làm nếu nó giúp mỗi bản thân chúng ta được sống thoải mái.
Ai cũng có những góc khuất, những tâm tư khó nói. Không phải người yêu, không phải cứ người thân có thể chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu. Thế nên chọn cách viết tự truyện để tâm tư trên những trang giấy, từng con chữ chính là cơ hội để họ trút tiếng thở dài, những điều khó nói phải kìm nén bấy lâu. Không ít người đã giữ tâm tư đó trong suốt mấy chục năm trời. Lại có người không ăn không ngủ được vì không biết chia sẻ với ai. Hay chỉ đơn thuần họ không đủ tự tin để chia sẻ. Vậy thì tự truyện chính là điểm tựa, là chỗ bấu víu an toàn nhất cho những trải nghiệm và những điều khó nói trong cuộc sống mỗi chúng ta.
Bạn không giỏi văn chương, luôn cảm thấy cô đơn do không thể tìm ra cách chia sẻ tiếng lòng hay chỉ đơn giản là cần một người giúp mình ghi chép lại những sự kiện trong đời thành, xâu lại thành chuỗi ngôn ngữ liền lạc dễ hiểu, dễ cảm được trái tim của người thân hãy để những cây bút Content Nhân Văn giúp bạn.